facebook-icon

Những biện pháp nào được sử dụng trong quá trình di dời nhà?

Di dời nhà là quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chuyên nghiệp cũng như sử dụng các thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc “Di dời nhà là thế nào?” cũng như đưa ra những biện pháp xử lý di dời nhà hiệu quả nhất.

Di dời nhà
Di dời nhà

Di dời nhà là thế nào?

Di dời nhà là quá trình di chuyển một ngôi nhà đến một địa điểm khác theo ý muốn chủ quan của người di dời. Có nhiều lý do vì sao phải di chuyển một ngôi nhà đi nơi khác. Ví dụ như tái tạo đô thị, hoặc để bảo quản một ngôi nhà quan trọng, một công trình lịch sử. Cũng có thể vì phong cảnh, vị trí tòa nhà được đặt ở vị trí không hợp lí hoặc ở nơi nền móng không ổn định.

Trong quá trình chỉnh trang, cải tạo, quy hoạch lại các đô thị, các khu công nghiệp thường nảy sinh các vấn đề: phải di dời một số nhà cửa, công trình còn khá tốt đến một vị trí khác. Chẳng hạn phải mở rộng các đường phố, các quảng trường để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, phải bảo tồn các công trình văn hóa lịch sử, các tượng đài nghệ thuật cổ bằng cách di dời chúng tới các địa điểm xứng đáng với ý nghĩa, hoặc phải đôn cao chúng lên cho phù hợp với cảnh quan.

Di dời nhà là thế nào?
Di dời nhà là thế nào?

Biện pháp sử dụng trong quá trình di dời nhà

Công tác trắc đạt: ( Theo tiêu chuẩn TCVN 3971:1985 )

Sau khi nhận được tim mốc do chủ đầu tư bàn giao, công ty chúng tôi sẽ tiến hành xác định tim mốc trên mặt bằng, vị trí tim mốc được bảo vệ bằng cách được đổ bê tông có rào chắn bảo vệ tim mốc trong suốt quá trình thi công, không bị mờ, bị mất, có biên bản nghiệm thu và bàn giao cho các bước trắc đạt.

Công tác đào đất

Sau khi kiểm tra các tim trục xong, tiến hành đào đất các vị trí tim trục, độ sâu đào các hố là 1m, chiều rộng các hố đào là 1.4m, các hố đào trên được đào bằng thủ công.

Công tác nêm đệm dưới lưng đà

Sau khi đào xong các hố móng theo yêu cầu, tiến hành chêm đệm dưới lưng đà, dùng các thanh gỗ có kích thước 0.8×0.2×0.15 chêm đệm dưới lưng đà cách vị trí cổ móng 0.3m, sau đó tiến hành cắt bỏ cổ móng, lưu ý : các mối thép cổ móng khi cắt phải đạt chiều dài 30D, để liên kết lại với các cổ móng đã thi công tại vị trí mới.

Xem thêm : Xử lý lún nghiêng, Xử lý nghiêng nhà

Biện pháp sử dụng trong quá trình di dời nhà
Biện pháp sử dụng trong quá trình di dời nhà

Công tác nâng nhà lên cao

Sau khi đã cắt rời các cổ móng xong tiến hành nâng nhà.

Bố trí tại vị trí mỗi tim cột một con đội 60 tấn, trước khi nâng nhà tiến hành kẻ mực tại các vị trí tim cột cần nâng theo thứ tự 1cm, 2cm…….đến cao trình yêu cầu dùng dây căng từ vị trí đầu đến vị trí cuối công trình, tại các vị trí kẽ mực để kiểm tra mặt bằng trong quá trình nâng, sau đó tiến hành nâng nhà. Nhà được nâng từ từ mỗi lần nâng 1cm theo bảng kẻ tại vị trí chân cột, nâng đến đâu nêm dưới lưng đà đến đó cho đến khi đạt được kích thước yêu cầu.

Sau khi nâng nền đến cao trinh yêu cầu tiến hành san lấp mặt bằng, trải đà gỗ dọc theo hướng kéo nhà đến. Mỗi chân cột bố trí 2 tấm gỗ làm đường trượt hai bên chân cột, Khoảng cách giữ 2 tấm gỗ là 0.3m. Kích thước miếng gỗ 0.2 x 0.15 x 4 m .

Khi lắp đặt hệ thống đà trượt xong tiến hành đặt các con lăn @40 cách khoảng 0.3m lên mặt các thanh gỗ đà trượt. Sau đó đặt thêm thanh gỗ lên trên các con lăn đà trượt. Dùng các thanh gỗ 0.8 x 0.2 x 0.15 đặt lên đà trượt và đặt cho đến khi dụng lưng đà, sau đó nêm chặc lại.

Xem thêm : Công ty xử lý lún nghiêng Việt Nam

Công tác kéo nhà.

Trước khi kéo nhà tiến hành cắm các hàng cọc @300 L=3m, để cố định tời quay. Dùng 04 tời có sức kéo 100 tấn tời cố định vào các hàng cọc, sau đó tiến hành cố định các dây cáp thép @30 vào các thanh gỗ nêm dưới chân cột và tiến hành quay tời kéo nhà.

Nhà sau khi được kéo vào đúng vị trí quy định, tiến hành kiểm tra lại cos cao trình, sau đó hàn các thanh thép cổ móng với các thanh thép chờ sẵn từ đế móng , sau khi hàn xong kiểm tra lại đường hàn nếu đường hàn đạt yêu cầu tiến hành lắp đặt cốp pha và đổ bê tông cổ móng.

Công tác nghiệm thu và quản lý chất lượng.
Công tác nghiệm thu và quản lý chất lượng.

Công tác nghiệm thu và quản lý chất lượng.

Mỗi cấu kiện mỗi thành phần công tác phải được chủ đầu tư và đơn vị thi công nghiệm thu giống như công tác đổ bê tông, cốt thép coppha… Khi nghiệm thu chúng tôi sẽ trình bày đầy đủ các bản vẽ hoàn công, Các chứng chỉ vật liệu liên quan và lập đầy đủ các biên bản nghiệm thu công việc.

Để đảm bảo quản lý chặc chẽ từng bộ phận kết cấu công trình doanh nghiệp chúng tôi sẽ thực hiện các bước sau:

  • Cán bộ kỹ thuật cung ứng vật tư dưới sự chỉ đạo của chỉ huy trưởng công trường, phải tuân thủ đầy đủ các kỹ thuật quy định cho công trường, các quy trình quy phạm đề ra và các yêu cầu thiết kế. Tổ chức thi công trên công trường bố trí thật hợp lý để đạt chất lượng cao nhất. Tiến hành mua và cung ứng vật tư theo đúng chủng loại được phê duyệt.
  • Các bước nghiệm thu sẽ được đội ngũ CBKT giám sát kiểm tra nghiệm thu trước khi mời chủ đầu tư nghiệm thu.
  • Các giai đoạn thi công chuyển công đoạn như xong phần móng, phần thân, phần hoàn thiện,…sẽ được hội đồng nghiệm thu cơ sở nghiệm thu. Thành phần nghiệm thu có cả các cơ quan có thẩm quyền các cấp về chất lượng xây dựng, đại diện thiết kế, đại diện giám sát…Các hồ sơ biểu mẫu hoàn công sẽ được theo quy định của Nhà nước về chất lượng công trình.

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và sử dụng thiết bị hiện đại , công ty xử lý lún nghiêng Việt Nam đảm bảo rằng mọi công việc được thực hiện một cách an toàn và thành công.

Thông tin liên hệ:
Rate this post